Nhiều anh em vẫn hoài nghi rằng liệu các vi xử lý thế hệ thứ 8 của Intel dành cho desktop (Coffee Lake) có dùng được với bo mạch chủ đời 200 series hay không bởi về căn bản, socket tương thích với CPU mới vẫn là LGA1151 tức có 1151 chân pin. Câu trả lời sẽ là không, CPU Coffee Lake dù có cùng số lượng chân pin với Kaby Lake nhưng bố trí chức năng chân pin đã khác, thêm vào đó chipset 300 series cũng chỉ hỗ trợ Coffee Lake nên chúng ta cũng không có cơ hội dùng CPU đời cũ trên bo mạch mới.
Xét về chipset:
Intel công bố các vi xử lý Intel Core thế hệ thứ 8 (Coffee Lake) chỉ hoạt động với chipset 300 series. Hiện tại đã có hơn 50 mẫu bo mạch chủ đến từ các hãng như ASUS, MSI, Gigabyte, ECS, ASRock, EVGA, Colorful dùng chipset Z370, các phiên bản thấp hơn như H370, B350, vẫn chưa được công bố.
Bộ vi xử lý Intel thế hệ 8 cho desktop chỉ dùng được trên bo mạch chủ dùng chipset 300 series, không chỉ riêng Z370 trở lên, những phiên bản dòng H, B, Q, miễn “đầu 3” là dùng được.
Thứ hai là là sự khác biệt về socket. Mặc dù chipset khá giống nhưng socket trên các bo mạch chủ dùng chipset 300 series lại có nhiều khác biệt mà mắt thường khó nhận ra, thậm chí khi gắn CPU thế hệ Kaby Lake vào thì nó vẫn nằm gọn gàng trong socket mới.
Nhiều anh em vẫn hoài nghi rằng liệu các vi xử lý thế hệ thứ 8 của Intel dành cho desktop (Coffee Lake) có dùng được với bo mạch chủ đời 200 series hay không bởi về căn bản, socket tương thích với CPU mới vẫn là LGA1151 tức có 1151 chân pin. Câu trả lời sẽ là không, CPU Coffee Lake dù có cùng số lượng chân pin với Kaby Lake nhưng bố trí chức năng chân pin đã khác, thêm vào đó chipset 300 series cũng chỉ hỗ trợ Coffee Lake nên chúng ta cũng không có cơ hội dùng CPU đời cũ trên bo mạch mới.
Mặc dù cũng được gọi là 1151 tức có 1151 chân pin nhưng cách bố trí chân pin trên CPU Coffee Lake và socket mới lại rất khác so với thế hệ trước. Hình trên có thấy sự khác biệt về bố trí chân pin và chức năng của chân pin giữa CPU Coffee Lake (trái) và Kaby Lake.
Có thể thấy CPU Coffee lake có nhiều chân pin được chuyển đổi từ RSVD pin (reserved hay chân pin chờ) thành Vcc pin, Cụ thể so với Kaby Lake, Coffee Lake có thêm 18 chân pin Vcc và 14 chân pin Vss, số lượng chân pin vẫn không đổi, chỉ khác về cách bố trí và sắp xếp (các ô màu đỏ và đen trong sơ đồ chân pin).
Như vậy, một lần nữa anh em cần phải lưu ý, CPU Coffee Lake hay Kaby Lake hay thậm chí Skylake dù đều có thể đặt vừa vặn vào socket 1151 v2 trên bo mạch chủ 300 series nhưng chỉ Coffee Lake mới chạy được. Ngược lại nếu anh em lắp Coffee Lake vào các bo mạch chủ dùng chipset đời trước như 200 series hay 100 series với socket 1151 thì cơ bản cũng lắp vừa nhưng không chạy được vì bố trí chân pin chức năng đã rất khác.
nếu cần tham khảo mua cpu cũ mới giá rẻ hãy bấm vào danh mục menu cpu trên website